• 0379 111 666
  • |
  • rhinoaquavietnam@gmail.com
  • |
  • T2-T7: 7:00 - 17:00
  • 14.11, Tòa nhà Golden King, số 15 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7, TP. HCM

Các Yếu Tố Gây Stress trên Tôm Nuôi

Các Yếu Tố Gây Stress trên Tôm Nuôi

Trong nuôi tôm, có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển, gây tình trạng stress ở tôm và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi. Do đó, thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế stress cho tôm là vô cùng quan trọng.

Khái niệm

  • Stress là trạng thái mất cân bằng nội mô của cơ thể, là một trạng thái sinh lý không bình thường gây ra do tác động của các yếu tố bất lợi của môi trường ngoài hay trong cơ thể. Các yếu tố này gọi là tác nhân stress. Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi, có tác nhân stress mà cơ thể không duy trì được cân bằng nội mô thì con vật sẽ lâm vào trạng thái stress và phải trải qua quá trình stress để tiến tới thích nghi với ngoại cảnh mới. Đây chỉ là một quan điểm, vì định nghĩa chính xác về stress vẫn còn vượt quá sự hiểu biết của các nhà khoa học, mặc dù khoa học đã có nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này.
  • Thế nhưng, không phải loại tác nhân gây stress nào cũng có hại, trong thực tế sản xuất, con người đã lợi dụng, khai thác các yếu tố stress để kích thích vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhiều, đẻ sớm, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm như bổ sung thêm các loại thuốc bổ, premix khoáng, acid amin… sử dụng chế độ màu sắc, cường độ ánh sáng phù hợp, tăng thời gian chiếu sáng để vật nuôi nhanh lên giống, tăng tỷ lệ trứng rụng, vv… Ngày nay trong chăn nuôi công nghiệp, các yếu tố stress có lợi này đang được khai thác áp dụng rất nhiều để nâng cao năng suất, chất lượng chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh.

Một số yếu tố gây stress căng thẳng ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản

  • Môi trường: thay đỗi nhiệt độ, pH, mặn, chất rắn, oxy, CO2, khí độc, kim loại nặng, độc tố nước từ vi khuẩn mang gen độc lực, tảo tàn, thức ăn chất lượng không ổn định, thuốc trừ sâu tồn lưu, điều kiện khí hậu không thuận lợi quá nóng, quá lạnh, mưa nắng thất thường.
  • Sang ao khi sức khỏe không tốt và chất lượng nước ít cân bằng, vận chuyển quá xa
  • Thiếu dinh dưỡng khi các yếu tố môi trường không thuận lợi: nhiệt độ, nước trong lâu ngày, thiếu khoáng chất làm cong thân, co cơ.
  • Mật độ thả nuôi vượt quá năng lực giới hạn của ao
  • Các yếu tố gây bệnh nói chung gây ra bởi con giống, vi khuẩn, vi rus
  • Tạt thuốc quá liều (có xấu và có tốt khi tôm yếu và tôm khỏe)

Biểu hiện của stress:

  • Là biểu hiện bất thường trong quá trình nuôi mà chúng ta thường nhìn thấy, thông qua sức ăn, màu sắc tôm, màu sắc cơ, gan tụy. Những vấn đề này gây ra các rối loạn chuyển hóa, hấp thu kém, tăng trưởng chậm, giảm đề kháng, bệnh, hao đầu con, vv…

Biện pháp hạn chế

Stress trong ao nuôi cần xác định là phải luôn đối mặt trong ao nuôi vì có quá nhiều thông số không kiểm soát được nên vẫn dựa trên các giải pháp phòng bệnh chung cho tôm (chọn con giống, hạn chế vi khuẩn và virus thì tập trung cho xử lý nước đầu vào và loại bỏ địch hại trong ao, quản lý chất lượng nước thông qua áp dụng vi sinh thay nước, cho ăn hợp lý và rất nhiều hạ tầng hoặc công nghệ kèm theo).

Có thể kể đến những yếu tố gây stress cho tôm theo giai đoạn nuôi

Trước khi thả đến 1 tháng tuổi:

  • Quá trình vận chuyển dài làm yếu tôm
  • Xử lí nước chưa ổn định (tảo còn thưa, pH hay cao, kiềm còn quá cao hoặc thấp, tôm dễ thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn đầu) và đôi bị khí độc do ao đất chưa được xử lý kỹ lưỡng hoặc tái sử dụng nước mà chưa được xử lí triệt để.
  • Stress nhiệt độ thường làm cơ bị trắng, gan tụy nhạt màu.
  • Nhiễm khuẩn gây cụt râu, sậm màu.
  • Sức đề kháng yếu khi tôm còn nhỏ.
  • Stress khi sang tôm giai đoạn 2 sau quá trình ương vèo trong diện tích nhỏ.

Việc làm cần quan tâm: Giảm thiểu tôm tiếp xúc với mầm bệnh trong giai đoạn đầu thì tôm sẽ có sức chống chịu cho giai đoạn sau, tăng sức đề kháng, màu và chất lượng nước ổn định.

Tháng nuôi thứ 2:

  • Ảnh hưởng các bệnh gan tụy, hoại tử do khuẩn bùng phát AHPND – EMS, bệnh EHP gây ra chậm lớn.
  • Do sức ăn thường nhiều hơn khả năng tổng hợp của gan dễ làm tôm yếu gan và còn làm tôm dễ bị cong thân đục cơ.
  • Bắt đầu có những ảnh hưởng xấu gây ra từ tảo, khí độc gây ra các vấn đề đường ruột và xuất hiện khí độc, chất lượng nước đầu vào.
  • Đối với ao đất thì ảnh hưởng của thuốc BVTV sẽ bắt đầu gây rại thiệt hại tôm trong giai đoạn này (tôm rất dễ nhiễm độc khi cào đáy nhiều).

Việc làm cần quan tâm: vì đây là giai đoạn tăng trưởng khá nhanh trong chu kỳ nuôi nên cần tập trung về gan ruột, khoáng trong giai đoạn này rất quan trọng. Đặc biệt các bệnh đường ruột, EHP cần được quan tâm hàng đầu vì sẽ làm tôm chậm lớn và gây ra nhiều thiệt hại trong gia đoạn này.

Tháng nuôi thứ 3 & 4

  • Áp lực của tảo và khí độc, xuất hiện bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu từ môi trường gây ra, áp lực đáng ngại vẫn là bệnh đường ruột, ngoài ra các yếu tố gây stress còn làm tôm bị rớt mềm, đục cơ đốm đỏ, vàng chân vàng miệng đốm đen do khuẩn và nấm.
  • Với mức độ lột xác và sinh khối tôm ngày càng cao thì áp lực về oxy, ảnh hưởng áp suất thẩm thấu do mất cân đối (Ca;Mg;K) và các khoáng chất đa vi lượng khác (thường ảnh hưởng của độ mặn thấp)
  • Áp lực thay nước nhiều, tuần hoàn nước không đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày của tôm nuôi.

Việc làm cần quan tâm: Cung cấp đầy đủ dưỡng chất và vitamin để tăng trưởng tốt hơn. Linh hoạt 3 yếu tố thay nước, cho ăn và sử dụng vi sinh để điều khiển môi trường tốt nhất. Đối với vùng nuôi độ mặn thấp cần lưu ý đến khoáng chất để đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu cho tôm.

Trên đây chỉ là những vấn  đề thường gặp dễ gây stress trong quá trình nuôi. Vì vậy để giảm thiểu stress trong quá trình nuôi tôm, người nuôi cần chú ý đến quản lý môi trường nuôi. Điều chỉnh nhiệt độ, cân nhắc mật độ chăn nuôi, đảm bảo chất lượng nước, và thực hiện quy trình nuôi tôm có hiệu quả là những biện pháp quan trọng. Đồng thời, việc thăm dò, quan sát và kiểm soát sức khỏe tôm đều đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm thiểu tác động của stress.

.

Trần Công Việt – Cty RhiNo