• 0379 111 666
  • |
  • rhinoaquavietnam@gmail.com
  • |
  • T2-T7: 7:00 - 17:00
  • 14.11, Tòa nhà Golden King, số 15 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7, TP. HCM

QUY TRÌNH CHĂM SÓC TÔM BỐ MẸ

QUY TRÌNH CHĂM SÓC TÔM BỐ MẸ

Tôm thẻ chân trắng bố mẹ Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của nghề nuôi tôm là chất lượng của tôm giống được sử dụng. Tôm giống chất lượng cao đến từ tôm bố mẹ chất lượng tốt. Để sản xuất ra tôm thẻ chân trắng bố mẹ chất lượng cao, cần phải chăm sóc đúng cách để đảm bảo sức khỏe và khả năng sinh sản.

Cách chọn tôm bố mẹ chất lượng

  • Tôm thẻ chân trắng bố mẹ thường được chăm sóc tại các trại giống. Đầu tiên, cần có phương pháp lựa chọn phù hợp để đảm bảo chọn được tôm bố mẹ chất lượng cao. Các tiêu chí quan trọng khi lựa chọn tôm thẻ chân trắng bố mẹ
  • Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng tôm thẻ chân trắng bố mẹ được chọn đã đạt đến độ tuổi trưởng thành hoặc 20 ngày sau khi tôm bước vào giai đoạn trưởng thành. Đối với tôm bố mẹ cái, màu sắc của chúng thường thay đổi từ trắng sang cam khi trưởng thành.
  • Tiếp theo, tôm bố mẹ phải có kích thước cơ thể bình thường và đồng đều để đảm bảo chúng có thể phát triển tốt. Tôm bố mẹ đực thường nặng từ 60 – 80g và dài 18 – 20cm. Trong khi đó, tôm bố mẹ cái nặng hơn 80g và dài 20 – 25cm.
  • Tôm thẻ chân trắng bố mẹ phải có các cơ quan hoàn chỉnh, bao gồm 5 cặp chân, đuôi xòe, mắt lồi và một cặp râu. Ruột đầy cho thấy tôm có cảm giác thèm ăn bình thường. Ruột có thể được quan sát vì tôm thẻ chân trắng có thân trong suốt.

Quá trình sinh sản ở tôm bố mẹ

  • Sinh sản là quá trình giải phóng trứng của tôm bố mẹ cái, sau đó là quá trình thụ tinh từ túi tinh ở telicum của tôm bố mẹ đực. Sinh sản thường được bắt đầu bằng cách cho tôm bố mẹ ăn thức ăn tươi sống như mực và giun nhiều tơ. Hormone kích thích tuyến sinh dục cũng có thể được sử dụng để đẩy nhanh quá trình trưởng thành của tuyến sinh dục tôm.
  • Tôm thẻ chân trắng bố mẹ được thả vào ao đẻ với tỷ lệ 1:2 để tăng khả năng đẻ trứng. Sau 4 – 5 giờ, trứng sẽ nở ra. Những quả trứng này sẽ phát triển thành tôm bột, sau đó thành tôm trưởng thành để nuôi.

Cách chăm sóc tôm bố mẹ

  • Tôm bố mẹ cần được chăm sóc đúng cách để đảm bảo đẻ trứng và nở thành công.

Chuẩn bị vật chứa và phương tiện

  • Kích thước của thùng chứa để nuôi tôm bố mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng và tinh trùng. Nhìn chung, tôm bố mẹ được nuôi trong các bể hình chữ nhật có chiều dài khoảng 8m, chiều rộng 5m, chiều cao 1,5m và độ sâu của nước là 1,2m. Các thùng chứa được sử dụng phải được khử trùng trước bằng clo 200 – 300ppm, sau đó rửa sạch bằng nước sạch. Ngoài ra, cần chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ, bao gồm đường ống dẫn nước vào và ra, sục khí để tăng lượng oxy hòa tan (DO) trong nước và tấm nhựa để kiểm soát cường độ ánh sáng chiếu vào bể chứa.

Điều chỉnh mật độ thả

  • Mật độ thả trong ao nuôi tôm bố mẹ nên duy trì ở mức khoảng 1 – 1,5 con/m². Điều này được thực hiện để tránh tình trạng ăn thịt lẫn nhau giữa các đàn tôm bố mẹ nhằm duy trì sức khỏe của chúng.

Duy trì chất lượng nước

  • Nước là môi trường sống chính của tôm, do đó chất lượng nước phải được duy trì tốt để giữ cho đàn tôm bố mẹ ở trong tình trạng tốt. Cần tránh những thay đổi đột ngột về chất lượng nước ao để tránh gây căng thẳng hoặc tử vong cho tôm.
  • Các thông số chất lượng nước lý tưởng cho ao nuôi tôm bố mẹ là: độ mặn: 32 – 35 ppm; nhiệt độ: 30 – 31°C; độ pH: 7,5 – 8,5; độ kiềm: 33 – 60 ppm.
  • Thay nước thường được thực hiện 2 lần/ngày, 100% vào buổi sáng và 50% vào buổi chiều. Thức ăn thừa và vỏ tôm lột xác cũng được vệ sinh vào mỗi buổi sáng trước khi cho ăn.
  • Kiểm soát cho ăn
  • Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tuyến sinh dục của tôm thẻ chân trắng để sinh sản thành công. Một số yếu tố có thể gây ra sự thất bại trong quá trình trưởng thành tuyến sinh dục là chất lượng thức ăn, số lượng và phương pháp cho ăn.
  • Thức ăn tốt cho tôm thẻ chân trắng bố mẹ phải chứa đủ protein, cholesterol và vitamin. Các chất dinh dưỡng này giúp duy trì khả năng miễn dịch của tôm bố mẹ, hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của tuyến sinh dục. Lượng thức ăn cho ăn là 10 – 20% trọng lượng cơ thể tôm mỗi ngày.

Kiểm soát dịch bệnh

  • Một bước quan trọng khác trong việc duy trì tôm bố mẹ là kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát tốt nhất là thông qua phòng ngừa. Duy trì chất lượng nước là một bước quan trọng trong việc phòng ngừa dịch bệnh, vì nước có thể là môi trường để bệnh tật lây lan.
  • Hơn nữa, có thể phòng ngừa dịch bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong ao nuôi, bao gồm khử trùng mọi thiết bị được sử dụng, theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ của tôm và đảm bảo vệ sinh cho nhân viên hoặc kỹ thuật viên làm việc xung quanh ao nuôi.
  • Để sản xuất tôm giống chất lượng cao, tôm bố mẹ phải được lựa chọn và chăm sóc đúng cách. Tôm bố mẹ được lựa chọn là những cá thể đã trưởng thành (20 ngày sau khi vào giai đoạn tôm trưởng thành), kích thước đồng đều, có các bộ phận cơ thể hoàn chỉnh và ruột đầy đủ. Chăm sóc tôm bố mẹ đúng cách sẽ tạo ra tôm giống chất lượng cao để nuôi thành công. Trong suốt quá trình nuôi, người nuôi cũng cần ghi chép và theo dõi việc nuôi để luôn hiểu được hiệu suất của ao nuôi và thực hiện các bước cần thiết dựa trên điều kiện thực tế.

Nguồn: Báo người nuôi tôm, Bảo Châu (Biên dịch).