• 0379 111 666
  • |
  • rhinoaquavietnam@gmail.com
  • |
  • T2-T7: 7:00 - 17:00
  • 14.11, Tòa nhà Golden King, số 15 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7, TP. HCM

HỘI THẢO QUỐC TẾ NGÀNH TÔM 2023

HỘI THẢO QUỐC TẾ NGÀNH TÔM 2023

Hội thảo quốc tế ngành tôm vừa diễn ra chiều ngày 23/08 tại TPHCM trong khuôn khổ triển lãm Vietfish.

Tại buổi hội thảo, các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước đã có những phân tích, chia sẻ về tình hình hiện tại cũng như xu hướng ngành tôm trong tương lai gần dựa trên số liệu về xuất – nhập khẩu tôm thời gian gần đây cũng như tình hình chung kinh tế thế giới.

Theo như các diễn giả tại buổi hội thảo nhận định, do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế thế giới nên việc xuất – nhập khẩu tôm vào nửa cuối năm 2023 có thể sẽ suy giảm đôi chút so với năm ngoái, và kéo dài sang 2 quý đầu năm 2024. Và năm 2024 có thể là năm bản lề của ngành tôm, cả của Việt Nam và các nước khác.

Những khó khăn hiện tại của ngành tôm được liệt kê bao gồm: chi phí sản xuất tôm tăng lên (đặc biệt là thức ăn), tỉ lệ nuôi thành công không cao (55 – 60%), tồn kho tại các nhà máy chế biến vẫn còn nhiều, lợi nhuận giảm,… Và những giải pháp đã được các diễn giả khuyến cáo nhằm giúp cho ngành tôm ổn định trở lại.

Ông Jesper Clausen nhận định, để có thể vượt qua những khó khăn hiện tại thì ngành tôm Việt Nam cần có những lưu ý như:

  • Tìm kiếm cơ hội tại thị trường trong nước (nhu cầu tiêu thụ tôm trong nước vẫn cao).
  • Tập trung vào tôm chất lượng cao với chi phí thấp.
  • Tiếp tục tập trung vào tính bền vững và truy xuất nguồn gốc (thức ăn, tôm giống, quản lý trang trại, quản lý dịch bệnh,…)
  • Nâng giá trị cho con tôm Việt Nam. Ngành tôm Việt Nam tốt hơn rất nhiều so với cảm nhận của nhiều nước châu Âu, cần làm tốt việc này để tăng cơ hội nhập khẩu tôm vào EU và Mỹ.
  • Tăng hiệu quả ở cấp vùng nuôi.

Hiện tại, tiêu thụ tôm đang không cao nhưng theo Tiến sĩ Hồ Quốc Lực, nửa cuối năm 2023 sẽ phục hồi mạnh nhu cầu tiêu thụ vì những lý do sau đây:

  • Giá đang gần đáy, cơ hội cho bên mua tích trữ.
  • Qua cao điểm mùa vụ, sức cung giảm, giá sẽ phục hồi, bên mua có động lực tích trữ.
  • Giai đoạn lễ hội kéo dài đến cuối năm, sức cầu tăng.
  • Mùa lễ hội hàng chế biến sâu dễ tiêu thụ hơn, là lợi thế của tôm Việt so với các nước xuất khẩu tôm khác.

Ngoài ra, ông Lực cũng đưa ra những giải pháp vĩ mô về tăng chất lượng – giảm giá thành nuôi tôm. Những giải pháp này cần có sự chung tay của toàn ngành tôm, từ người nuôi tôm đến các doanh nghiệp thủy sản cũng như sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ.

Các phiên hội thảo khác sẽ tiếp tục diễn ra trong ngày 24/8. Dưới đây là một số hình ảnh tại VIETFISH 2023