Chất lượng nước khu vực Nam Bộ đang vào mùa nắng nóng và độ mặn tăng cao. Nếu nói về độ mặn thì đây sẽ là điều kiện tốt và rất thích hợp cho kế hoạch thả giống sắp tới của bà con nông dân nuôi tôm. Nhưng cũng cần lưu ý các vấn đề phát sinh không mong muốn kèm theo để trong quá trình xử lí nước ao nuôi của quý khách hàng được tốt nhất.
Những vấn đề thường gặp trong quá trình lấy nước và xử lí nước:
- Khu vực ven biển nước thường hay bị phát sáng do hàm lượng phốt pho, vi khuẩn phát sáng và tảo.
- Các động vật thân mềm thường xuất hiện (sứa, hến, hàu chỉ, ốc) thường làm cho tôm dễ bị đường ruột phân trắng và nhiễm kí sinh khi ăn phải.
- Tôm tạp (tôm gai, giác giáo) tăng trưởng mạnh gây cạnh tranh thức ăn, nhiễm mầm bệnh, gây hại cho tôm Post.
- Mức độ lên xuống của triều cường chỉ duy trì ở mức nước thấp, nguồn nước ở các rạch nhỏ không kịp lưu thông tuần hoàn, điều này làm cho nước khi lấy vào mang theo rất nhiều chất hữu cơ dơ bẩn làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước ao nuôi sau này.
- Chất lượng các mạch nước ngầm sẽ không ổn định 1 số vùng nên dễ gây ra hàm lượng phèn, sắt, kim loại nặng, khí độc nhiều hơn.
- Lượng nước bay hơi nhanh (vì kèm theo nắng nóng và gió chướng) làm cho mực nước không đảm bảo.
- Khả năng sinh trưởng của thực vất bậc cao rất nhanh (rong đuôi chồn, rong bún, rong mền, lab – lab) nếu ao nuôi không được gây màu và xử lí kịp thời
Giải pháp thực tiễn từ RhiNo để giải quyết các vấn đề trên:
- Vệ sinh bề mặt, diệt tạp, khử trùng đáy ao để loại bỏ các yếu tố nguy bước đầu trong quá trình xử lý.
- Bơm nước mặt vào hệ thống lắng / ao lắng để tránh tình trạng mang theo nhiều các chất hữu cơ phù sa nhiều vào ao.
- Lắng nước chảy tràn qua nhiều giai đoạn kết hợp sử dụng thuốc tím KMnO4 và Sunphate Đồng CuSO4 , Chlorine sẽ là giải pháp rất tốt để loại bỏ phát sáng nước, động vật thân mềm, và hàm lượng cao các vật chất hữu cơ.
- Đối với ao đất không có điều kiện lắng nước qua nhiều ao nhưng nước cấp vẫn nên đưa từ ao lắng để lắng tự nhiên 4-5 ngày rồi tiếp tục sử dụng thuốc Tím và Sunphate Đồng để Oxy hóa chất hữu cơ và diệt động vật thân mềm. Nên bơm nước vào ao qua túi lọc để tiếp tục loại bỏ tôm, cá tạp trước khi xử lí diệt khuẩn Chlorine/TCCA.
- Chất lượng nước giếng ngầm ít nhiều sẽ bị thay đổi (nhiều phèn, khí độc, kim loại nặng) nên cần có sự điều chỉnh trong cách xử lí nước đối với những ao sử dụng nước giếng ngầm.
- Xác định mức nước cần cho thả tôm và cần tăng 10% lượng nước trong ao bạt, 15 – 20 % lượng nước trong ao đất để đảm bảo cho thời gian chờ xử lý nước và thả tôm (vì do thẩm thấu vào bờ, đáy, bốc hơi nhiều trong mùa nóng và thời gian xử lí thả tôm dài ngày hơn).
- Nhanh chóng gây màu nước và khởi tạo hệ vi sinh có lợi chiếm ưu thế trong ao ngay sau thời gian xứ lý nước và diệt khuẩn chlorine. Vì khi nhiệt độ tăng cao, các dạng thực vật bậc cao, vi khuẩn gây hại thường phát triển khá mạnh gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho tôm nuôi.
Trên đây là những vấn đề quan trọng đối với nguồn nước theo mùa nắng nóng và độ mặn cao nhằm giúp khách hàng có những lưu ý kỹ lưỡng để chuẩn bị tốt nhất nhất cho vụ nuôi của mình.
Kỹ sư: Trần Công Việt , PKT Cty RHINO – SĐT: 0918.219.954